GIAN NAN VẬN ĐỘNG HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG
Trời chiều vừa hoàng hôn, khi sương mù bắt đầu phủ kín các sườn đồi, lưng núi, cũng là lúc các cán bộ, giáo viên trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập, xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên lại lên đường vào tận các thôn bản, vận động các em học sinh đến trường. Công việc thầm lặng và đầy vất vả ấy cũng chỉ nhằm mục đích đem cái chữ đến cho con trẻ trên vùng cao mây phủ còn nhiều gian khó.
(Ảnh 1)
Theo chân các thầy, cô giáo trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập, cùng cán bộ xã Háng Lìa đến từng gia đình vận động các em đến trường học mới thấu hiểu được sự vất vả trong sự nghiệp “trồng người” trên vùng cao Điện Biên Đông xa xôi.
(Ảnh 2)
Xã Háng Lìa, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm mây mù bao phủ, địa hình hiểm trở, dân cư sống rải rác nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. 100% đồng bào Mông đều sống rải rác ở trên núi, cách trường hàng chục km nên nhiều khi trời mưa, đường trơn các thầy cô giáo phải mất gần cả ngày trời mới đi tới nơi. Vất vả là vậy nhưng không phải lúc nào công tác “dân vận” của các giáo viên cũng đem lại hiệu quả.
(Ảnh 3)
Thầy giáo Bùi Quang An, Hiệu trưởng trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập, đã có hơn hai mươi năm gắn bó với giáo dục vùng cao, thầy không nhớ đã bao lần lặn lội mưa gió cùng đồng nghiệp đi tới các thôn bản vận động học sinh đến lớp.
Thầy Quang An tâm sự: “Không giống như ở dưới xuôi, việc dạy học trên vùng cao gặp rất nhiều khó khăn, các thầy cô phải "dỗ" trước rồi mới tính đến việc "dạy" sau. Để duy trì sĩ số, các giáo viên không chỉ thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn mà còn phải khéo léo, kiên trì và yêu thương học sinh. Đa số các em đã bỏ học đều sợ không dám gặp lại giáo viên nên khi nhìn thấy thầy cô đến nhà là tìm cách tránh mặt. Không ít trường hợp bố mẹ đã đồng ý cho con quay lại trường nhưng hôm sau lại đưa các em đi làm nương cùng mình”.
(Ảnh 4)
Thời gian qua, tình trạng học sinh bỏ học đa phần là theo bố mẹ đi làm nương, bỏ học do xấu hổ, ngại giao tiếp, tảo hôn, ...
Để hạn chế tối đa tình trạng trẻ em bỏ học, Ban Giám Hiệu nhà trường cùng với chính quyền xã đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và giáo viên đến từng hộ gia đình vận động học sinh đến lớp. Nhờ cách làm đó mà tỷ lệ học sinh bỏ học trên địa bàn xã đã được hạn chế rất nhiều.
Tác giả: Phạm Công Nam
GIAN NAN VẬN ĐỘNG HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG
Trời chiều vừa hoàng hôn, khi sương mù bắt đầu phủ kín các sườn đồi, lưng núi, cũng là lúc các cán bộ, giáo viên trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập, xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên lại lên đường vào tận các thôn bản, vận động các em học sinh đến trường. Công việc thầm lặng và đầy vất vả ấy cũng chỉ nhằm mục đích đem cái chữ đến cho con trẻ trên vùng cao mây phủ còn nhiều gian khó.
Theo chân các thầy, cô giáo trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập, cùng cán bộ xã Háng Lìa đến từng gia đình vận động các em đến trường học mới thấu hiểu được sự vất vả trong sự nghiệp “trồng người” trên vùng cao Điện Biên Đông xa xôi.
Xã Háng Lìa, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm mây mù bao phủ, địa hình hiểm trở, dân cư sống rải rác nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. 100% đồng bào Mông đều sống rải rác ở trên núi, cách trường hàng chục km nên nhiều khi trời mưa, đường trơn các thầy cô giáo phải mất gần cả ngày trời mới đi tới nơi. Vất vả là vậy nhưng không phải lúc nào công tác “dân vận” của các giáo viên cũng đem lại hiệu quả.
Thầy giáo Bùi Quang An, Hiệu trưởng trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập, đã có hơn hai mươi năm gắn bó với giáo dục vùng cao, thầy không nhớ đã bao lần lặn lội mưa gió cùng đồng nghiệp đi tới các thôn bản vận động học sinh đến lớp.
Thầy Quang An tâm sự: “Không giống như ở dưới xuôi, việc dạy học trên vùng cao gặp rất nhiều khó khăn, các thầy cô phải "dỗ" trước rồi mới tính đến việc "dạy" sau. Để duy trì sĩ số, các giáo viên không chỉ thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn mà còn phải khéo léo, kiên trì và yêu thương học sinh. Đa số các em đã bỏ học đều sợ không dám gặp lại giáo viên nên khi nhìn thấy thầy cô đến nhà là tìm cách tránh mặt. Không ít trường hợp bố mẹ đã đồng ý cho con quay lại trường nhưng hôm sau lại đưa các em đi làm nương cùng mình”.
Thời gian qua, tình trạng học sinh bỏ học đa phần là theo bố mẹ đi làm nương, bỏ học do xấu hổ, ngại giao tiếp, tảo hôn, ...
Để hạn chế tối đa tình trạng trẻ em bỏ học, Ban Giám Hiệu nhà trường cùng với chính quyền xã đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và giáo viên đến từng hộ gia đình vận động học sinh đến lớp. Nhờ cách làm đó mà tỷ lệ học sinh bỏ học trên địa bàn xã đã được hạn chế rất nhiều.