TRUYỀN THÔNG VỀ TỰ TỬ LÁ NGÓN TRƯỜNG PTDTBT TH VÀ THCS TÂN LẬP
Thứ hai - 28/04/2025 19:29
TRUYỀN THÔNG VỀ TỰ TỬ LÁ NGÓN TRƯỜNG PTDTBT TH VÀ THCS TÂN LẬP Trong nhiều năm gần đây, trên địa bàn xã Háng Lìa huyện Điện Biên Đông đã xảy ra nhiều vụ người dân tự tử bằng lá ngón. Không những chỉ xảy ra ở những người dân trong các bản mà còn xảy ra rất nhiều ở lứa tuổi các em học sinh cấp Tiểu học và THCS. Cấp ủy, chính quyền các cấp và các thầy cô giáo đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, học sinh nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này. Xã Háng Lìa là xã miền núi khó khăn nhất của huyện Điện Biên Đông, có hơn 90% dân số là người dân tộc Mông, nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế. Đáng chú ý, trên địa bàn hiện vẫn còn tồn tại hủ tục, tư tưởng coi thường mạng sống. Vì vậy, khi gặp khó khăn, trở ngại, bế tắc, một số người đã tìm đến lá ngón... Theo thống kê của Trung tâm Y tế xã Háng Lìa, từ năm 2024 đến nay, trên địa bàn xảy ra 21 vụ tử tự bằng lá ngón, làm chết 8 người. Các vụ tử tự xảy ra chủ yếu ở địa bàn các bản: Trống Dình, Huổi Tống B, Tìa Mùng, Háng Lìa A, Huổi Va A... Đối tượng tìm ăn lá ngón tự tử phổ biến trong độ tuổi từ 7 đến 25. Trong số đó có đến 12 vụ tự tử lá ngón đang ở độ tuổi là học sinh Tiểu học, THCS và THPT. Đáng nói, nguyên nhân của nhiều vụ việc lại hết sức đơn giản, như bị bố mẹ mắng, cấm cản yêu đương, không cho tiền mua xe, mua điện thoại, vợ chồng cãi nhau, anh em cãi nhau vì tranh chấp đất đai... Trước vấn nạn tự tử bằng lá ngón gây ra nhiều cái chết thương tâm, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị-xã hội các cấp xã Háng Lìa đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thay đổi hành vi tiêu cực của người dân. Đặc biệt là các thầy cô giáo tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm các lớp cùng với các thầy cô giáo bộ môn đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí, kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh cho học sinh trường PTDTBT Tiểu Học và THCS Tân Lập ngay tại trường học. Theo đó, giải pháp quan trọng hàng đầu được thầy cô quan tâm thực hiện là việc tuyên truyền về hệ lụy từ vấn nạn tự tử bằng lá ngón cho học sinh; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết khó khăn, bế tắc trong cuộc sống; vận động các em học sinh nâng cao trách nhiệm bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội; tích cực tham gia học tập, hòa nhập với cộng đồng. Các thầy cô giáo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống, ứng xử cho học sinh vào các tiết học ngoại khóa... nhằm phát huy vai trò người có uy tín trong việc vận động học sinh “nói không” với lá ngón... Từ đó, để nâng cao nhận thức cho các thầy cô giáo và các em học sinh cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng học sinh tự tử bằng lá ngón trong trường học và ngoài xã hội.
Anh 1
TRUYỀN THÔNG VỀ TỰ TỬ LÁ NGÓN TRƯỜNG PTDTBT TH VÀ THCS TÂN LẬP
Trong nhiều năm gần đây, trên địa bàn xã Háng Lìa huyện Điện Biên Đông đã xảy ra nhiều vụ người dân tự tử bằng lá ngón. Không những chỉ xảy ra ở những người dân trong các bản mà còn xảy ra rất nhiều ở lứa tuổi các em học sinh cấp Tiểu học và THCS. Cấp ủy, chính quyền các cấp và các thầy cô giáo đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, học sinh nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này.
Xã Háng Lìa là xã miền núi khó khăn nhất của huyện Điện Biên Đông, có hơn 90% dân số là người dân tộc Mông, nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế. Đáng chú ý, trên địa bàn hiện vẫn còn tồn tại hủ tục, tư tưởng coi thường mạng sống. Vì vậy, khi gặp khó khăn, trở ngại, bế tắc, một số người đã tìm đến lá ngón...
Theo thống kê của Trung tâm Y tế xã Háng Lìa, từ năm 2024 đến nay, trên địa bàn xảy ra 21 vụ tử tự bằng lá ngón, làm chết 8 người. Các vụ tử tự xảy ra chủ yếu ở địa bàn các bản: Trống Dình, Huổi Tống B, Tìa Mùng, Háng Lìa A, Huổi Va A... Đối tượng tìm ăn lá ngón tự tử phổ biến trong độ tuổi từ 7 đến 25. Trong số đó có đến 12 vụ tự tử lá ngón đang ở độ tuổi là học sinh Tiểu học, THCS và THPT. Đáng nói, nguyên nhân của nhiều vụ việc lại hết sức đơn giản, như bị bố mẹ mắng, cấm cản yêu đương, không cho tiền mua xe, mua điện thoại, vợ chồng cãi nhau, anh em cãi nhau vì tranh chấp đất đai...
Trước vấn nạn tự tử bằng lá ngón gây ra nhiều cái chết thương tâm, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị-xã hội các cấp xã Háng Lìa đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thay đổi hành vi tiêu cực của người dân. Đặc biệt là các thầy cô giáo tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm các lớp cùng với các thầy cô giáo bộ môn đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí, kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh cho học sinh trường PTDTBT Tiểu Học và THCS Tân Lập ngay tại trường học.
Theo đó, giải pháp quan trọng hàng đầu được thầy cô quan tâm thực hiện là việc tuyên truyền về hệ lụy từ vấn nạn tự tử bằng lá ngón cho học sinh; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết khó khăn, bế tắc trong cuộc sống; vận động các em học sinh nâng cao trách nhiệm bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội; tích cực tham gia học tập, hòa nhập với cộng đồng. Các thầy cô giáo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống, ứng xử cho học sinh vào các tiết học ngoại khóa... nhằm phát huy vai trò người có uy tín trong việc vận động học sinh “nói không” với lá ngón...
Từ đó, để nâng cao nhận thức cho các thầy cô giáo và các em học sinh cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng học sinh tự tử bằng lá ngón trong trường học và ngoài xã hội.