Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Tân Lập

Tiết học STEM Tổ KHXH

 
Ngày soạn: 04/03/2021                         
Ngày giảng: 6A1: 07/03/2021
       
TIẾT 52: THỰC HÀNH - TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG (T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được quy trình trộn hỗn hợp nộm rau muống: Giai đoạn chuẩn bị (sơ chế).
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành chế biến món ăn. 
- Thực hiện được giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu phù hợp, đảm bảo an toàn thực phẩm.          
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Năng lực phẩm chất:
- Vận dụng các quy trình vào thực hành
II. Chuẩn bị:                                 
- Giáo viên: GA,SGK. Các nguyên vật liệu và dụng cụ thực hành: rau muống, tỏi, chanh, ớt, đường....
- Học sinh: Đọc trước bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các nguyên liệu để làm món trộn hỗn hợp nộm rau muống?
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Yêu cầu các nhóm để nguyên liệu, dụng cụ lên bàn.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, lựa chọn nguyên liệu như thế nào.
- Nêu mục tiêu tiết thực hành.
- Phân chia khu vực vệ sinh, chia nhiệm vụ cho các nhóm thực hành.
- Để nguyên liệu theo yêu cầu của giáo viên.
- Chọn nguyên liệu tươi, ngon, đảm bảo hợp vệ sinh.
- Lắng nghe
- Nhận nhiệm vụ, nhận nhóm.
Hoạt động 2: Khái quát lại nội dung kiến thức
 
 
 
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước.
?Để thực hành trộn hỗn hợp nộm rau muống cần có những nguyên liệu nào?
-Hs trả lời.
-Gv khái quát
? Khi làm món nộm quy trình thực hiện trải qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
-Hs trả lời.
-Gv khái quát.
?Nhóm các em đã chuẩn bị những nguyên liệu gì?
-Hs trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Cho các nhóm vào vị trí thực hành.
-Gọi đại diện nhóm lên nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
-Gv nhận xét – đánh giá sản phẩm.
*Giáo dục học sinh cách lựa chọn và giữ thực phẩm an toàn:
+ Sử dụng nguyên liệu hợp lí và bảo quản chất dinh dưỡng khi sơ chế.
+ Sử dụng nước sạch để sơ chế thực phẩm.
I. Nguyên liệu
-Rau muống, chanh, tỏi ớt, thịt, hành…
II.Quy trình thực hiện
1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị sơ chế nguyên liệu
- Đọc thông tin, trả lời các câu hỏi
 
- Trả lời:
+ Rau muống: nhặt bỏ cọng già, cắt khúc (dài khoảng 15cm), chẻ nhỏ, ngâm nước.
+ Rau thơm: Nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
2. Giai đoạn 2: Chế biến
-Hai giai đoạn:
+ Làm nước trộn nộm:
-Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt.
-Chanh gọt vỏ, tách từng múi, nghiền nát.
- Trộn chanh+ tỏi+ ớt+ đường, khuấy đều, chế nước mắm vào từ từ, nếm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn (vị mặn hơi đậm).
+ Trộn nộm:
- Vớt rau muống, vẩy ráo nước.
- Trộn đều rau muống cho vào đĩa sau đó rưới đều nước trộn nộm.
3. Giai đoạn 3: Trình bày
III.Thực hành
3. Củng cố hướng dẫn về nhà:
* Củng cố kiến thức bài học: GV nhận xét ý thức thực hành của học sinh.
* Hướng dẫn về nhà
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị các nguyên liệu và sơ chế sẵn để tiết sau thực hành.
- Đọc trước giai đoạn chế biến và cách trình bày nộm rau cải.
                             
                             Phê duyệt của tổ chuyên môn
                                                      Tổ trưởng          
 
 
                                             Trần trọng Vĩ
 

 
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Tiết học STEM Tổ KHXH
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Tổ Khoa học xã hội
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Giáo án
Gửi lên:
12/05/2021 22:32
Cập nhật:
12/05/2021 22:32
Người gửi:
thcsdbd
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
40.00 KB
Xem:
67
Tải về:
1
  Tải về
Từ site Trường PTDTBTTHCS Tân Lập, Điện Biên Đông:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
9D1 1
9D2 2
6A1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay235
  • Tháng hiện tại3,074
  • Tổng lượt truy cập97,328
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính