CHÂN DUNG MỘT NGƯỜI THẦY
- Thứ năm - 29/12/2022 15:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
CHÂN DUNG MỘT NGƯỜI THẦY
Trường PTDTBT TH&THCS Tân Lập – Háng Lìa cách trung tâm thị trấn Điện Biên Đông khoảng 50km, phải băng qua cung đường núi hiểm trở mới đến được trường. Nơi đây là 1 trong các địa bàn khó khăn nhất của huyện Điện Biên Đông, hiện có 391 em học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc Mông đang theo học.
Là người dân tộc Thái, thầy Sơn hiểu rõ hơn ai hết con đường đến trường của học trò vất vả ra sao. Thương học trò, đôi chân rắn rỏi của người thầy lại ngược núi, băng rừng, đi vào tận bản làng sâu để vận đông cũng như đưa các em đến trường, đến lớp theo đuổi con chữ.
Trường PTDTBT TH&THCS Tân Lập – Háng Lìa cách trung tâm thị trấn Điện Biên Đông khoảng 50km, phải băng qua cung đường núi hiểm trở mới đến được trường. Nơi đây là 1 trong các địa bàn khó khăn nhất của huyện Điện Biên Đông, hiện có 391 em học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc Mông đang theo học.
Là người dân tộc Thái, thầy Sơn hiểu rõ hơn ai hết con đường đến trường của học trò vất vả ra sao. Thương học trò, đôi chân rắn rỏi của người thầy lại ngược núi, băng rừng, đi vào tận bản làng sâu để vận đông cũng như đưa các em đến trường, đến lớp theo đuổi con chữ.
CHÂN DUNG MỘT NGƯỜI THẦY
Trường PTDTBT TH&THCS Tân Lập – Háng Lìa cách trung tâm thị trấn Điện Biên Đông khoảng 50km, phải băng qua cung đường núi hiểm trở mới đến được trường. Nơi đây là 1 trong các địa bàn khó khăn nhất của huyện Điện Biên Đông, hiện có 391 em học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc Mông đang theo học.Là người dân tộc Thái, thầy Sơn hiểu rõ hơn ai hết con đường đến trường của học trò vất vả ra sao. Thương học trò, đôi chân rắn rỏi của người thầy lại ngược núi, băng rừng, đi vào tận bản làng sâu để vận đông cũng như đưa các em đến trường, đến lớp theo đuổi con chữ.
Thầy sơn chia sẻ : "Khi làm trong ngành giáo dục, tôi tự nhủ với bản thân rằng phải cố gắng để con em mình có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi sẽ tạo ra những gì ấn tượng nhất cho các em, để các em thích đi học, thích đến trường. Tôi sẽ cống hiến hết tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giáo dục".
Vốn là giáo viên dạy giáo dục thể chất, thầy kiêm luôn việc tu sửa cơ sở vật chất trong nhà trường mỗi khi cần . Sau mỗi giờ tan lớp, thầy tranh thủ thời gian tu sửa các cơ sở vật chất của trường như: Hàn, sửa điện, sửa đường nước, … để đảm bảo an toàn và giúp các em học sinh có một môi trường học thân thiện nhất.
Đường sá, phương tiện đi lại khó khăn, nhưng trở ngại lớn nhất với thầy giáo chính là việc bất đồng ngôn ngữ với học sinh. Thầy Sơn chia sẻ, ở đây 100% học sinh đều sử dụng tiếng dân tộc trong cuộc sống.
Là người Thái, không biết nói tiếng Mông, thầy Sơn tự động viên bản thân học tiếng địa phương từ đồng nghiệp đi trước, từ chính phụ huynh để hiểu hơn về học trò của mình.
Trong suốt những năm qua, thầy không dừng lại ở việc gieo chữ cho học sinh mà còn kết hợp với việc chăm lo, đảm bảo an toàn cho các em học sinh mỗi khi đến trường để cho các bậc phụ huynh yên tâm bởi lẽ các em học sinh còn rất nhỏ đặc biệt là các em học sinh lớp 1,2.
Trong quá trình giảng dạy, thầy áp dụng phương pháp giảng dạy song ngữ (tiếng Việt - tiếng dân tộc Mông) để tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ và tạo sự thân thiện giữa tình thầy và trò. Ngoài giờ lên lớp, thầy dành thời gian hỏi thăm các em học sinh, động viên các em lúc ốm đau, các em học trò rất tin tưởng và nghe lời thầy.