Trường PTDTBTTHCS Tân Lập, Điện Biên Đông

https://ptdtbtthcstanlap.pgddienbiendong.edu.vn


THẢO LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 – 2022

THẢO LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN
HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 – 2022
Trong những năm trở lại đây, chất lượng Giáo dục của trường PTDTBT – Tiểu học và THCS Tân Lập không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; Thể hiện trong nhiều năm trường đạt trường học tiên tiến, được Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên Đông tặng giấy khen; tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường THPT tỉnh, huyện; số học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; học sinh tiên tiến ngày một nhiều. Trường đã tạo được vị thế và uy tín trong khối các trường THCS trong toàn huyện cũng như sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh học sinh.
Ảnh 2
THẢO LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN
HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 – 2022
Trong những năm trở lại đây, chất lượng Giáo dục của trường PTDTBT – Tiểu học và THCS Tân Lập không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; Thể hiện trong nhiều năm trường đạt trường học tiên tiến, được Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên Đông tặng giấy khen; tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường THPT tỉnh, huyện; số học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; học sinh tiên tiến ngày một nhiều. Trường đã tạo được vị thế và uy tín trong khối các trường THCS trong toàn huyện cũng như sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh học sinh.
Bên cạnh chất lượng giáo dục chung của toàn trrường thì chất lượng môn toán luôn được sự quan tâm hàng đầu của ban lảnh đạo, sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường, của người giáo viên trực tiếp giảng dạy. Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán ở trường, đây là câu hỏi không mới nhưng câu trả lời thì luôn là đề tài “nóng” cho các cán bộ quản lý và giáo viên dạy toán như chúng tôi.
Trong những năm gần đây,tôi thấy chất lượng môn toán của trường PTDTBT – Tiểu học và THCS Tân Lập có nhiều khởi sắc ví dụ về mũi nhọn văn hóa những năm gần đây đều có học sinh lọt vào đội tuyển và đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện, chất lượng đại trà được nâng lên. Đó cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu. 
Song chất lượng học tập môn Toán chưa thật sự cao, chưa đồng đều, không ổn định. Thực tế là đầu năm học chất lượng rất thấp do sau một quãng thời gian nghỉ hè 2 tháng các em không động vào sách vở nên gần như không có kiến thức, nên trong quá trình học các thầy cô giáo rất vất vả rèn luyện. Hiện tượng này vẫn lặp đi lặp lại nhiều năm nay và phải đến sang học kì II các em mới dần có cách học cũng như ý thức, trách nhiệm với việc học hiệu quả. Qua kết quả học kì I một số lớp chất lượng môn Toán còn thấp tổ Khoa học tự nhiên tiến hành thảo luận nhằm khắc phục tình trạng trên.
Ảnh 2
I. Nguyên nhân:
1. Học sinh:
– Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập toán học.
– Một số em thiếu  tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
– Đa phần học sinh chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, đi học vì bị ép buộc của gia đình, của nhà trường và xã hội nên không thể hiện được ý thức phấn đấu, vươn lên.
– Ý thức tự học ở nhà của các em hầu như không có, ít học bài cũ và chuẩn bị bài mới nên việc tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn do đó khi lên lớp giáo viên không chủ động được thời gian làm ảnh hưởng tiến độ tiết học và hạn chế việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy.
– Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn  lôi cuốn các em  hơn là việc học.
2. Giáo viên:  
–  Phương pháp dạy toán chưa  phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau (có nhiều đối tượng học sinh), chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.
– Xem nhẹ dẫn đến  không khắc sâu kiến thức cơ bản, các kĩ năng cần thiết như: Kỹ năng phân tích, liên kết các các dữ liệu của bài toán, kĩ năng vẽ hình, viết giả thiết, kết luận…
 – Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề chưa phù hợp đối với học sinh.
– Chưa tạo được không khí học tập thân thiện trong các tiết học. Giáo viên chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh     
– Kết quả đánh giá học sinh chưa thể phản ánh đúng thực chất kết quả học sinh do đó kết quả kiểm tra còn sai lệch so với thực tế (thành tích).
3. Phụ huynh :
–  Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình còn hạn chế. Đặc biệt, có những phụ huynh của những em học sinh yếu  không bao giờ kiểm tra sách vở của các em, phó thác việc học tập của các em cho nhà trường.
– Một số gia đình hầu như khoán trắng việc học của con em mình cho nhà trường, chưa phát huy được tầm quan trọng của gia đình trong việc rèn luyện tính tự giác học ở nhà của học sinh.
Ảnh 2
II. Đề xuất một số giải pháp:
– Với thực trạng đã nêu,thì việc dạy để các em hiểu và vận dụng giải được bài tập là công việc khó, đòi hỏi phải có lòng kiên trì, nhẫn nại. Để giải quyết vấn đề vừa nêu, đối với bản thân giáo viên thường xuyên trao dồi phương pháp giảng dạy, luôn chuẩn bị giáo án cẩn thận khi lên lớp. Điều đó, giúp giáo viên tự tin  linh hoạt hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn.
–  Giáo viên dạy phải kết hợp  chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để hướng dẫn, uốn nắn các em kịp thời. Động viên, khích lệ với những tiến bộ dù nhỏ của các em.
– Trong các dạy, chúng ta dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém; cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài.
– Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp.kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp mình giảng dạy.
– Thường xuyên ứng dụng CNTT vào các giờ dạy, kết hợp với nhiều hình thức toán học vào bài dạy để tăng tính hứng thú của học sinh, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học Toán.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh có phương pháp tự học môn Toán ở nhà. Biết sắp xếp thời gian biểu khoa học.
– Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt tổ chuyên môn để thảo luận bàn về những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.
 – Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập.
– Giáo viên phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng dạy, từng bước giúp học sinh khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều kiện cho phép nhất là hình thành từng bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn khởi trong từng tiết học.
Qua buổi thảo luận tổ Khoa học tự nhiên tin rằng với những vấn đề trao đổi, thống nhất, đặc biệt là các giải pháp đưa ra giúp thầy và trò đạt được kết quả tốt nhất trong học kì II.
 
 
 

Tác giả bài viết: trường ptdtbt th và thcs tân lập

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây