Trường PTDTBTTHCS Tân Lập, Điện Biên Đông

https://ptdtbtthcstanlap.pgddienbiendong.edu.vn


NGƯỜI ĐƯA CHỮ LÊN NON

NGƯỜI ĐƯA CHỮ LÊN NON

Điện Biên Đông là một trong số huyện miền núi thuộc vùng 135 có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh Điện Biên. Từ trung tâm huyện, đi về hướng Đông khoảng 35 km; Trong đó khoảng 10 km là đường cấp phối có độ dốc lớn quanh co lên núi là tới trường PTDTBT TH&THCS Tân Lập xã Hàng Lìa. Trường của chúng tôi gồm 14 lớp cấp TH và 8 lớp cấp THCS. Do địa bàn đồi núi vùng cao, các bản ở cách xa nhau và cách xa trường, nên đa số học sinh của nhà trường đều ở bán trú tại trường để học. Giáo viên cũng chẳng khác, đa số thầy cô của trường là ở nơi xa về đây công tác và cũng ở lại nhà trường đến cuối tuần học.
Dù công tác ở vùng kinh tế xã hội và đường xá đi lại khó khăn, thầy cô nơi đây vẫn luôn lạc quan yêu đời, sống đoàn kết, hòa nhã; ngày ngày vui đón đàn em đến lớp, hăng say truyền thụ kiến thức cho các em. Học sinh ở bán trú tại trường để theo học, các em phải xa nhà, xa tình thương và bàn tay chăm sóc hằng ngày của cha mẹ; Người thầy người cô ở trường đã đóng vai trò làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em.
Ảnh 1
  NGƯỜI ĐƯA CHỮ LÊN NON
 
Điện Biên Đông là một trong số huyện miền núi thuộc vùng 135 có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh Điện Biên. Từ trung tâm huyện, đi về hướng Đông khoảng 35 km; Trong đó khoảng 10 km là đường cấp phối có độ dốc lớn quanh co lên núi là tới trường PTDTBT TH&THCS Tân Lập xã Hàng Lìa. Trường của chúng tôi gồm 14 lớp cấp TH và 8 lớp cấp THCS. Do địa bàn đồi núi vùng cao, các bản ở cách xa nhau và cách xa trường, nên đa số học sinh của nhà trường đều ở bán trú tại trường để học. Giáo viên cũng chẳng khác, đa số thầy cô của trường là ở nơi xa về đây công tác và cũng ở lại nhà trường đến cuối tuần học.
Ảnh 1
Dù công tác ở vùng kinh tế xã hội và đường xá đi lại khó khăn, thầy cô nơi đây vẫn luôn lạc quan yêu đời, sống đoàn kết, hòa nhã; ngày ngày vui đón đàn em đến lớp, hăng say truyền thụ kiến thức cho các em. Học sinh ở bán trú tại trường để theo học, các em phải xa nhà, xa tình thương và bàn tay chăm sóc hằng ngày của cha mẹ; Người thầy người cô ở trường đã đóng vai trò làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em.
Ảnh 2
Bên cạnh việc dạy chữ, rèn cách nói năng, nề nếp... cho các em, với thầy cô dạy ở cấp Tiểu học, đặc biệt là lớp Một lớp Hai, giáo viên còn phải luôn quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ các em cách ăn, cách ở trong khu nội trú; hướng dẫn tắm rửa, gội đầu, chải tóc, quét dọn, gấp cất quần áo chăn màn ...
Những ngày mùa đông ở vùng núi cao nói chung ở trường chúng tôi nói riêng tiết trời thường rét mướt. Giáo viên lại lo, liệu các em có đủ áo ấm không, ngủ có đủ chăn đắp không mà còn biết lấy quần áo ấm và chăn từ thiện trước đây còn sót lại để phát bổ xung cho các em. Hằng tuần, khi có nắng, giáo viên chủ nhiệm lại gom quần áo các em đã mặc bẩn bỏ máy để giặt cho các em có quần áo mặc. Mùa rét, khi có em bị cúm, bị ho, ốm đau. Những ngày này, người thầy người cô chủ nhiệm lại là người trực tiếp chăm sóc, lo thuốc thang cho các em.
Ảnh 4

Ngoài ra, thầy và trò các lớp lớn hơn còn tham gia làm vườn rau bổ xung cho bếp ăn nội trú của học sinh; tham gia chăm sóc bồn hao cây cảnh tạo dụng cảnh quan nhà trường tươi đẹp và trong lành hơn.
Vâng! lời bài hát Mẹ và cô của Phạm Tuyên có câu “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo; Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” nghe rất đúng, lại càng đúng hơn với thầy trò ở vùng cao có học sinh bán trú. Thầy cô giáo cũng như là người cha người mẹ của các em học sinh vậy! Đội giáo viên trường chúng tôi là thế. Hằng năm, thấy các em mạnh dạn tự tin, trưởng thành dần lên là niềm vui to lớn của mỗi thầy cô chúng tôi.
 

Tác giả bài viết: trường ptdtbt th và thcs tân lập

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây