Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Tân Lập

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM

Thứ năm - 25/03/2021 15:04
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM

I. Mục đích của việc thực hiện biện pháp
1. Nêu nội dung tổng quát về mục đích
Công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có thể nói là khâu then chốt quyết định việc nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người thầy có vai trò tổng hợp: là người dạy dỗ kiến thức, dạy kỹ năng sống, là người cha người mẹ quan tâm, chăm sóc lúc ốm đau, lúc buồn vui trong cuộc sống, là người phân xử đúng sai, quản lý các hoạt động của học sinh. Công tác chủ nhiệm rất vất vả nhưng cũng rất vinh dự. Một trong nhiệm vụ quan trọng của công tác chủ nhiệm là duy trì sĩ số học sinh, đây là công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Screenshot 2021 03 25 151127
Screenshot 2021 03 25 151127
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
 
I. Mục đích của việc thực hiện biện pháp
1. Nêu nội dung tổng quát về mục đích
Công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có thể nói là khâu then chốt quyết định việc nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người thầy có vai trò tổng hợp: là người dạy dỗ kiến thức, dạy kỹ năng sống, là người cha người mẹ quan tâm, chăm sóc lúc ốm đau, lúc buồn vui trong cuộc sống, là người phân xử đúng sai, quản lý các hoạt động của học sinh. Công tác chủ nhiệm rất vất vả nhưng cũng rất vinh dự. Một trong nhiệm vụ quan trọng của công tác chủ nhiệm là duy trì sĩ số học sinh, đây là công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Duy trì tốt sĩ số lớp chủ nhiệm sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học qua đó giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện bản thân. Đồng thời, giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đảm bảo chỉ tiêu thi đua của lớp chủ nhiệm, nhà trường, giáo viên...
2. Sự cần thiết cần thực hiện biện pháp
Trường PTDTBT Tiểu Học và THCS Tân Lập đóng trên địa bàn xã Háng Lìa huyện Điện Biên Đông, là một xã vùng sâu, vùng xa với 97% học sinh là dân tộc Mông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trên 70% học sinh thuộc hộ nghèo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, vì thế hiện tượng học sinh chưa chuyên cần vẫn diễn ra khá phổ biến trong nhà trường. Việc duy trì sĩ số còn gặp nhiều khó khăn như học sinh bỏ học lấy chồng sớm, học sinh nghỉ học ở nhà giúp đỡ gia đình, học sinh đi học chưa chuyên cần. Điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác duy trì sĩ số. Nhận thức sâu sắc điều này tôi đã áp dụng một số biện pháp để duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm, đảm bảo tỷ lệ học sinh nhà trường giao trong năm học 2020 – 2021.
II. Phạm vi thực hiện của biện pháp
- Công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm ở lớp 8C1 Trường PTDTBT- Tiểu Học và THCS Tân Lập.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2020 đến  tháng 01 năm 2021.
III. Tình trạng của biện pháp
1.Mô tả biện pháp đã biết.
Trong những năm qua, để duy trì sĩ số học sinh của lớp chủ nhiệm thì bản thân tôi và rất nhiều giáo viên đã thực hiện các biện pháp sau:
- Công việc đầu tiên khi nhận lớp là tìm hiểu đặc điểm, tình hình của học sinh: tổng số học sinh, khả năng học tập, hoàn cảnh gia đình, tính cách học sinh, các thành tích của lớp...
- Xây dựng nội quy, quy chế lớp học.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn và tổng phụ trách đội để nắm bắt tình hình học sinh.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh, các trưởng bản, bí thư chi bộ trong công tác giáo dục học sinh.
Tuy nhiên, khi thực hiện các biện pháp trên tỷ lệ học sinh duy trì sĩ số học sinh của lớp chưa đạt tỷ lệ nhà trường giao, học sinh vẫn còn hiện tượng đi học chưa chuyên cần, bỏ học...
  1. Ưu điểm nổi bật khi áp dụng biện pháp.
- Học sinh có niềm tin ở giáo viên chủ nhiệm lớp, từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập của mình, vai trò của mình đối với tập thể lớp trong công tác duy trì sĩ số học sinh.
- Tạo cho học sinh cơ hội để thể hiện khả năng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và các hoạt động khác của lớp.
- Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh của lớp đạt  98,0 % trong học kỳ I năm học 2020 – 2021. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt của lớp chủ nhiệm.
IV. Nội dung của biện pháp
1. Xác định động lực áp dụng, mục tiêu, giá trị của giải pháp mang lại
1.1. Động lực áp dụng biện pháp
- Duy trì tốt sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp.
1.2. Mục tiêu của biện pháp
- Học sinh đi học chuyên cần, có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ đi học của mình ở lớp.
- Đảm bảo và nâng cao tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm. Hình thành bền vững ý thức tham gia học tập nghiêm túc tại nhà trường.
1.3. Giá trị biện pháp mang lại
- Duy trì tốt sĩ số của lớp, nhà trường đảm bảo chỉ tiêu, thi đua của lớp, của giáo viên, nâng cao chất lượng chung của giáo viên, nhà trường.
  1. Khảo sát đối tượng trước khi áp dụng biện pháp.
Đầu năm học 2020 - 2021, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8C1. Đây là lớp 100% học sinh dân tộc Mông, chiếm 80% học sinh thuộc hộ nghèo, dẫn đến vẫn còn học sinh lười học, nghỉ học không lí do, sau khi tìm hiểu, nắm bắt tình hình lớp đến ngày 15/9/2020 tôi tiến hành khảo sát lớp chủ nhiệm kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Chuyên cân Chưa chuyên cần
Số lượng % Số lượng %
8C1 30 25 83,3 5 16,7
 
Qua khảo sát tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh chuyên cần còn thấp chiếm 83,3% nếu tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn cuối kỳ, cuối năm lớp và giáo viên không đạt thi đua theo chỉ tiêu mà nhà trường giao trong năm học. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp để duy trì sĩ số học sinh.
Mô tả chi tiết nội dung biện pháp.
Xác định rõ nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học lấy chồng sớm, học sinh đi học không chuyên cần thì ngoài thực hiện những biện pháp đã biết tôi thực hiện một số biện pháp sau đây:
Biện pháp thứ nhất : Dùng tình thương của người giáo viên chủ nhiệm để cảm hóa học sinh, đánh vào lòng trắc ẩn của học sinh để tạo niềm tin vững chắc và luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Được làm việc trong môi trường có học sinh ở bán trú, tôi luôn nghĩ và coi học sinh là con của mình. Vì vậy, tình thương của tôi dành cho các em học sinh trong lớp là rất chân thành, không hoa mỹ mà rất bình dị và thân thiện, cởi mở. Đây là một trường hợp có thật trong lớp tôi làm chủ nhiệm:
  Em Vàng A Tủa lớp tôi là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mất khi em 8 tuổi, mẹ thì tinh thân không được ổn định, sau em còn có 4 em nhỏ, em ít được sự quan tâm của gia đình, ngoài gia em còn như là một trụ cột trong gia đình để giúp mẹ và chăm sóc các em, chính vì vậy trong lớp so với các bạn em rất chậm trong học tập và chậm giao tiếp, em không hòa đồng em mặc cảm và hay nghỉ học, biết rõ hoàn cảnh của em tôi luôn gần gũi, động viên hỏi han em, những lúc em làm sai tôi nhẹ nhàng phân tích đúng sai, trong ứng xử tôi dạy em cách giao tiếp nói năng, tôi kêu gọi học sinh trong lớp, đồng nghiệp giúp đỡ bằng vật chật( ủng hộ quần áo, sách vở...) Khi có chương trình của các nhà từ thiện tôi ưu tiên em đầu tiên, sau một thời gian thì em đã biết vâng lời cô, hay tâm sự với cô và hòa đồng hơn với bạn bè.
Việc làm của giáo viên chủ nhiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của học sinh.  Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải gương mẫu, phải là những người có tình yêu thương và lòng nhiệt huyết với học sinh
Ví dụ:  khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh

                                       ( Hình ảnh giáo viên lên lớp)        
Ví dụ: ngoài giờ lên lớp tôi dành ít thời gian cho các em như là bắt chấy, cắt tóc, hướng dẫn các e làm vườn, các em nữ tôi thường nói chuyện với các em về những vấn đề dạy thì, tảo hôn và hôn nhân cận huyết, về lý tưởng sống trong tương lai...

                        ( Hình ảnh giáo viên quan tâm học sinh ngoài giờ )       


 
                 ( Hình anh giáo viên cùng tham gia chăm sóc vườn trường )

( Hình ảnh giáo viên chăm sóc khi học sinh ốm)
 

( Hình ảnh giáo viên tư vấn về vấn đề dạy thì, tảo hôn, hôn nhân cân huyết)
Thứ hai. Xây dựng nội quy lớp học thân thiện dựa trên sự thống nhất của cả lớp.
Tôi đã tổ chức họp học sinh của lớp, đưa ra kế hoạch và tổ chức học sinh thảo luận để xây dựng nội quy lớp dựa trên các đặc điểm và tình hình thực tế của lớp.
Tổ chức thực hiện hiệu quả các nội quy đã đề ra của lớp, đội tự quản, ban cán sự lớp sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các nội quy đã xây dựng.
 
                                     NỘI QUY LỚP 8C1
Năm học: 2020 – 2021.
NỘI QUY LỚP CHÚNG MÌNH
Nên Không nên
  • Ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng thầy cô giáo.
  • Bỏ học giữa chừng, trốn tiết, đi học muộn.
  • Đi học đều, chuyên cần.
  • Ăn quà vặt trong lớp.
  • Tích cực học tập xây dựng bài.
  • Sử dụng điện thoại.
  • Đeo khăn quàng, mặc đồng phục, trong những ngày quy định.
  • Mất trật tự.
  • Tham gia đầy đủ mọi hoạt động.
  • Gây gổ, đánh nhau.
  • Giữ gìn vệ sinh ( chung ) sạch sẽ
  • Mất đoàn kết.
  • Đoàn kết yêu thương bạn bè.
  • Trộm, cắp.
 
                                                           
                                                                      Chúng mình cùng thực hiện nhé!
 
Hội trưởng hội Phụ huynh                 Lớp trưởng              Giáo viên chủ nhiệm           
 
 
 
Chữ ký các thành viên
 
Tôi luôn giáo dục các em tình yêu thương bằng những việc rất gần gũi trong cuộc sống, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ lẫn nhau. Đầu tiên là tôi làm với các em và sau đó hướng các em biết cách làm cho nhau. “Lớp học thân thiện” không chấp nhận sự xúc phạm về nhân phẩm và danh dự, không chấp nhận sự xúc phạm về thân thể, phải tôn trọng nhau, biết chia sẻ và động viên nhau.
Xây dựng cho các em cách sống “Tình cảm thân thiện”, luôn đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ về mặt pháp lý  và đạo đức, giới tính, không chấp nhận sự trù dập hay thiên vị, sự vu khống hay bao che.
Khi có học sinh mắc lỗi tôi gặp riêng trao đổi, phân tích giúp các em nhận ra việc làm sai của mình, cho các em cơ hội để sửa sai và ghi nhận những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh. Có như vậy mới tạo niềm tin và tạo cơ hội cho học sinh thay đổi và chấp nhận sự thay đổi.

               ( Hình ảnh học sinh thảo luận xây dựng nội quy lớp học)
 
 
Thứ ba. Xây dựng câu lạc bộ sáng tạo xã hội “ Vì tương lai tôi không bỏ học”.
- Mục đích: Tập hợp các học sinh có năng lực tham gia các hoạt động xã hội, nghiêm túc và có thành tích trong học tập trên cơ sở tự nguyện tham gia. Nhằm tuyên truyền ý nghĩa của việc học, tổ chức giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để học sinh tham gia trải nghiệm thực tế, rèn luyện các phẩm chất đạo đức trong cuộc sống như tự chủ, có lý tưởng sống tốt, sống có mục đích...
- Nội dung hoạt động:
+ Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, xây dựng kế hoạch hoạt động dựa trên tình hình thực tế của lớp.
+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm bằng nhiều hình thức như sân khấu hóa, vẽ tranh, thi hùng biện.
+ Đưa ra các tình huống cụ thể sảy ra ở lớp để tìm cách giải quyết và có hành động cụ thể tác động trong thực tế. Ví dụ:
Em: Vàng A Vừ ở lớp tôi là một học sinh gọi là cá biệt, học sinh này gia đình có điều kiện nhưng bố thì hay đi làm ăn xa, chỉ có mẹ ở nhà, mẹ thì rất chiều con không dám nói con vì sợ con đi ăn lá ngón, vậy nên em đến lớp rất hay gây gổ với các bạn, bỏ học ham chơi, thích thể hiện cá tính như thủ lĩnh. Nhưng bù lại cậu học sinh này lại rất thích được cô giáo giao nhiệm vụ và rất thích các bạn trong lớp thấy mình có uy tín, ghi nhận việc làm của mình và với tính cách đấy tôi xây dựng câu lạc bộ, tôi đã giao cho  em Vừ làm chức tổ trưởng câu lạc bộ. Trách nhiệm về quản lí các bạn trong câu lạc bộ, những ngày đầu thì các bạn trong lớp chưa tin tưởng, chưa phục và đôi khi còn chế giễu, Vừ đã gặp tôi và xin phép không làm nữa, thế nhưng tôi đã nói với học sinh trong lớp chúng ta hãy động viên khích lệ Vừ, giúp bạn cố gắng, tôi đã ngồi lại với Vừ và phân tích những điểm mạnh của em, cô tin là em làm được và hoàn thành tốt và nếu em làm được các bạn sẽ thừa nhận năng lực của em, chính vì vậy mà Vừ đã vui vẻ nhận lại công việc và từ đó em không chỉ tiến bộ trong đạo đức mà còn nỗ lực trong học tập. Và đến khi em hoàn thành tốt nhiệm vụ thì tôi thường khen em trước lớp và đặc biệt là trong tiết sinh hoạt lớp..

                                   ( Hình ảnh câu lạc bộ sinh hoạt)

                   ( Hình ảnh câu lạc bộ cùng tham gia vân động học sinh)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ SÁNG TẠO XÃ HỘI
" Vì tương lai - tôi không bỏ học”
 
          I. Mục định, yêu câu.
          1.Mục đích câu lạc bộ
          + Giúp cho học sinh xác định được mục tiêu học tập làm thay đổi thói quen, hành vi nghỉ học không lí do, ham chơi, lười học, không tích cực, nhút nhát…
          + Góp phần đẩy mạnh hoạt động tập thể của lớp, tạo mối liên hệ gắn kết giữa các CLB, giữa các thành viên trong lớp.
          + Phát huy tính sáng tạo, chủ động trong mỗi thành viên CLB. Các em sẽ là những tuyên truyền gắn kết giữa các hoạt động duy trì sĩ số học sinh, nâng cao tỉ lệ học sinh chuyên cần, hạnh kiểm, học lực của lớp.
          + Giúp các em có lối sống thân thiện bằng những việc làm tích cực xây dựng một tập thể thân thiện.
+ Các em mạnh dạn, tự tin giao tiếp với thầy cô và bạ bè.
          2. Nội dung hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo xã hội.
Trong năm học 2020 - 2021, CLB " Vì tương lai – tôi không bỏ học"
 
STT Tên chuyên đề Thời gian sinh hoạt (dự kiến) Ghi chú
1 Đăng kí chọn đối tượng, kiện toàn câu lạc bộ, xây dựng kế hoạch hoạt động. Tháng 09/2020  
2 Tổ chức nói chuyện, xem vi deo về vấn đề học sinh còn lười học tới học sinh Tháng 10/2020  
3 Hướng dẫn học sinh phân loại các bạn học sinh chuyên cần, chưa chuyên cần . Tháng 10/2020  
4 Khảo sát tình hình thực tế tại tổ 1,2,3. Tháng 10/2020  
5 Tổ chức nói chuyện với các bạn trong lớp biết được thực trạng, nguyên nhân các bạn chưa chuyên cân trong học tập Tháng 11/2019  
6 Hướng dẫn các bạn trong các hoạt động học tập Tháng  12/2020 – 1/2021  
7 Tham gia vào các hoạt động xây dựng lớp tiên tiến. Tháng 1,2,3/2021  
           
Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm Háng Lìa, ngày 22/09/2020
   
Người lập
 
 
Vàng Thị Chi
 
 
V. Áp dụng của biện pháp
1. Điểm khác biệt của biện pháp khi được áp dụng
- Khi áp dung biện pháp đã tăng tỉ lệ học sinh chuyên, học sinh mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp, các em được trải nghiệm tham gia câu lạc bộ qua đó các em nhận thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Mô hình câu lạc bộ sẽ được nhân rộng trong nhà trường.
2. Đánh giá khả năng áp dụng của biện pháp
- Biện pháp phù hợp khai thác các vấn đề thực tế, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với thực tiễn nhà trường, phù hợp với định hướng giáo dục của các cấp, địa phường, mục tiêu của nhà trường.
VI. Hiệu quả, lợi ích qua việc áp dụng biện pháp.
 Sau khi áp dụng các biện pháp tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần được nâng lên rõ rệt kết quả:
Lớp Sĩ số Chuyên cần Chưa chuyên cần
Số lượng % Số lượng %
8C1 30 29 96,7 1 3,3
     Nhìn lại kết quả trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã thực hiện đạt cam kết duy trì sĩ số với Ban giám hiệu nhà trường và đã hoàn thành được nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm.
     + Đối với học sinh: Đã tạo niềm tin nơi các em, em nào cũng ham thích học tập, gắn bó với trường lớp hơn. Ý thức học tập cải thiện rõ rệt, thái độ sống của các em trở nên tích cực.
VII. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của biện pháp
- Biện pháp trên không chỉ áp dụng đối với khối 8 mà có thể áp dụng ở tất cả các khối lớp trong nhà trường và có thể sử dụng ở các trường trong huyện có cùng đặc điểm địa lý, dân tộc như xã Háng Lìa.
 

Tác giả bài viết: trường ptdtbt th và thcs tân lập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
9D1 1
9D2 2
6A1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay269
  • Tháng hiện tại8,672
  • Tổng lượt truy cập126,386
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính