Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Tân Lập

SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỂ HIỆN TỰ TIN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG CHO HỌC SINH KHỐI THCS TRƯỜNG PTDTBT – TIỂU HỌC VÀ THCS TÂN LẬP

Thứ tư - 22/12/2021 20:41
1.Lý do chọn đề tài:
- Cơ sở lý luận:
Sự xuất hiện của cuộc cách mạng 4.0 đã tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi con người phải có những kỹ năng cần thiết để ứng phó với mọi tình huống sảy ra trong cuộc sống.
Xã hội ngày càng phát triển và luôn luôn thay đổi trong mọi lĩnh vực làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như dịch bệnh, thiên tai, khó khăn về kinh tế…Trong bối cảnh như vậy, kỹ năng sống chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, kỹ năng sống là một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại.
Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng thời, kỹ năng sống giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ.
Screenshot 2021 12 22 204444
Screenshot 2021 12 22 204444

SÁNG KIẾN
 
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỂ HIỆN TỰ TIN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG CHO HỌC SINH KHỐI THCS TRƯỜNG PTDTBT – TIỂU HỌC VÀ THCS TÂN LẬP
 
 
                                       
 
 
Người thực hiện: TRẦN THỊ VÂN ANH
Địa chỉ: Trường PTDTBT – TIỂU HỌC VÀ THCS TÂN LẬP
Đề tài gồm có:
 Đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
 Báo cáo tóm tắt nội dung và hiệu quả sáng kiến.
 Nội dung đề tài sáng kiến
 
 
 
                                        Háng Lìa, tháng 4 năm 2021

MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 Phần I. Mở đầu  
Lý do chọn đề tài 2
Giới hạn đề tài 2
2 Phần II. Nội dung  
Thực trạng vấn đề 3
Những giải pháp thực hiện 4
3 Phần III. Kết luận  
Hiệu quả mang lại khi thực hiện đề tài 19
Ý nghĩa, dự đoán các vấn đề nảy sinh kiến nghị (Nếu có) 19
4 Phần IV. Danh mục tài liệu tham khảo 20
5 Phụ lục 21
 
DANH MỤC VIẾT TẮT
 
1 PTDTBT- TH và THCS Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
2 THCS Trung học cơ sở
3 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo
4 hs Học sinh
5 THPT Trung học phổ thông

PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
- Cơ sở lý luận:
Sự xuất hiện của cuộc cách mạng 4.0 đã tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi con người phải có những kỹ năng cần thiết để ứng phó với mọi tình huống sảy ra trong cuộc sống.
Xã hội ngày càng phát triển và luôn luôn thay đổi trong mọi lĩnh vực làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như dịch bệnh, thiên tai, khó khăn về kinh tế…Trong bối cảnh như vậy, kỹ năng sống chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, kỹ năng sống là một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại.
Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng thời, kỹ năng sống giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ.
Giáo dục kỹ năng sống có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con người nói chung và các em học sinh nói riêng, giáo dục khoa học đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp, hiện tại thì cần phải học: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” đó như một lời khẳng định về sự bất diệt của việc học. Điều này giúp trang bị cho học sinh trung học cơ sở những kỹ năng mềm giúp các em thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh sống mới. Đồng thời loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống tạo cơ hội cho các có khả năng xử lý các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, giảm các tệ nạn xã hội làm cho môi trường xã hội trở nên lành mạnh, trong sạch hơn.
  • Cơ sở thực tiễn:
Trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập đóng trên địa bàn xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Đây là một xã đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển chủ yếu tự cung tự cấp. Học sinh người dân tộc Mông rất thiếu tự tin, các em ngoan nhưng rụt rè và nhút nhát, hầu hết chưa thể hiện tự tin trước đám đông như trước lớp, trước toàn trường. Chính vì vậy, mà các em đánh mất đi rất nhiều cơ hội phát triển bản thân trong quãng thời gian dài học tập và sinh hoạt tại nhà trường. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các em trong tương lai đồng thời dễ bị tụt hậu trong môi trường xã hội ngày càng hiện đại và kéo theo nhiều hệ luỵ không tốt cho bản thân và gia đình. Nhận thức rõ điều đó, tôi đã lựa chọn sáng kiến: “ Giải pháp giáo dục kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông cho học sinh khối THCS trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập”.
 
2. Giới hạn của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông cho học sinh khối THCS tại trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.
PHẦN II
NỘI DUNG
1.Thực trạng vấn đề.
a.Thuận lợi
  Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng GD & ĐT, của Đảng uỷ và Chính quyền xã Háng Lìa.
Ban giám hiệu nhà trường rất chú ý đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, coi đây là nội dung quan trọng trong giáo dục học sinh của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy, đoàn đội đầy đủ đảm bảo cho việc thực thi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, có nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và yêu thương học sinh hết lòng, luôn dành nhiều tâm sức trong công tác giáo dục học sinh được khẳng định qua các cuộc thi của Ngành tổ chức.
Học sinh nội trú của nhà trường chiếm 77,3 % học sinh toàn trường (184/238 học sinh) nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Phương tiện phục vụ cho các hoạt động được trang bị đầy đủ nên rất thuận lợi cho các hoạt động giáo dục tại nhà trường.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng mở ra nhiều con đường để khai thác học liệu, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh sát với tình hình thực tế của nhà trường. Đồng thời tiếp cận gần hơn với thế giới bên ngoài, thường xuyên bổ sung được những thông tin mới, mang tính thời sự để rút ngắn khoảng cách giữa học với hành, giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa miền núi với đồng bằng.
b. Khó khăn, hạn chế.
Trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông, giao thông trở ngại nên học sinh ít được giao lưu, học hỏi các đơn vị trường bạn và với thành phố Điện Biên Phủ, các tỉnh khác.
Việc giáo dục kỹ năng sống tại nhà trường chưa thực sự hiệu quả, số lần tổ chức các hoạt động chưa nhiều, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động chưa đa dạng, phong phú; chưa lôi cuốn và kích thích được học sinh tham gia, hưởng ứng.
Học sinh dân tộc Mông tự ti, nhút nhát, ngại va chạm đặc biệt chưa thể hiện tự tin trước đám đông trong các hoạt động học tập, hoạt động tập thể, nên các hoạt động tổ chức ra ít sôi nổi, không hấp dẫn và không thu hút được mọi người cùng tham gia.
Trong các hoạt động học sinh đùn đẩy nhau khi thực hiện các hoạt động do các em không chuẩn bị tốt nội dung, đặc biệt là tâm lí: xấu hổ, sợ đám đông, sợ mọi người chê cười, sợ thất bại. Vì vậy, thay vì tập trung vào nội dung mình thể hiện thì các em lại tập trung để ý thái độ của mọi người xung quanh.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin các em bị thu hút bởi các trò chơi điện tử, các trang mạng xã hội facebook nên các nội dung giáo dục của nhà trường thường không chú ý và rèn luyện.
c. Vấn đề đặt ra, cần đạt được:
Trước những khó khăn trên, vấn đề đặt ra là phải làm thay đổi nhận thức của các em, giúp các em nhận ra rằng: “ Kỹ năng sống là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông của học sinh khối THCS”. Bởi vì ký năng này giúp cho học sinh tiếp cận được với nhiều cơ hội thuận lợi để hình thành và phát triển bản thân, khẳng định được khả năng của mình mở ra nhiều triển vọng tốt cho tương lai.
Tạo ra các môi trường học tập và trải nghiệm tốt để các em học sinh có cơ hội được trải nghiệm, được rèn luyện bản thân góp phần hình thành các kỹ năng tốt đặc biệt là kỹ năng thể hiện tự tin khả năng của bản thân trước đám đông, giúp các em khám phá những khả năng của bản thân mình. Đồng thời, góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai, thu hút các em tham gia vào các hoạt động bổ ích nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội, các trò chơi vô bổ, tạo nên một môi trường sống lành mạnh và hành động có ích cho xã hội.
Giúp học sinh hình thành kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông để khám phá những điều thú vị trong cuộc sống, học tập và xử lý các tình huống sảy ra đối với bản thân mình, thích ứng với môi trường học tập và môi trường cuộc sống luôn thay đổi.
  2. Những giải pháp thực hiện
a. Khảo sát trước khi nghiên cứu:
- Thời gian khảo sát: 9/2020 (đối với 238 học sinh cấp THCS).
- Nội dung khảo sát: Tổng số: 238 học sinh.
 
 
   Các nội dung Khối 6 (67hs)  
Khối 7
(67 hs)
 
 
Khối 8
(60 hs)
 
 
Khối 9
(44 hs)
 
 
Tổng số HS
(Số lượng,tỉ lệ %)
Số học sinh tự tin thể hiện 1 vấn đề trước đám đông      5 3 8 10 26  = 10,9 %
Số học sinh ít  khi thể hiện trước đám đông     15       29 20 12 76 = 31,9 %
Số học sinh không dám thể hiện trước đám đông, gọi lên không nói được     47 35 32 22 136 = 57,2 %
Qua kết quả khảo sát cho thấy: Trong tổng số 238 học sinh của nhà trường chỉ có 10,9 % số học sinh tự tin thể hiện một vấn đề trước đám đông, số học sinh ít thể hiện trước đám đông chiếm 31,9 %. Chiếm tỉ lệ lớn nhất là số học sinh không dám thể hiện trước đám đông hoặc gọi lên không nói được.
Đây là  những con số phản ánh chính xác thực trạng nhà trường, đa số các em còn rất nhút nhát, khép mình, ít bộc lộ và ngại va chạm, ngại tham gia nên chất lượng các hoạt động tổ chức không cao do các em chưa có kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
b. Nội dung các giải pháp thực hiện, thời gian, quy trình.
  Trước tình trạng học sinh trong nhà trường thiếu tự tin và không dám trình bày một vấn đề hoặc thể hiện khả năng của mình trước đám đông, với cương vị là Phó Hiệu trưởng được giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác chuyên môn, đoàn đội mạnh dạn áp dụng một số giải pháp sau đây tại nhà trường:
  Thứ nhất, thực hiện đổi mới nội dung, hình thức tiết sinh hoạt dưới cờ  đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp. Cụ thể như sau:
  Đối với tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:
Thông thường mang nặng tính hành chính (lớp trực tuần lên nhận xét, đánh giá; tổng phụ trách đội lên nhận xét đánh giá, đưa ra kế hoạch hoạt động tuần tới; Hiệu trưởng lên đánh giá tuần trước và đưa ra ý kiến chỉ đạo hoạt động tuần mới). Học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, những học sinh mắc lỗi rất sợ tiết chào cờ.
 Bản thân tôi, với cương vị là phó Hiệu trưởng – một thành viên trong Ban giám hiệu tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn thanh niên nhà trường thực hiện tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần theo trình tự như sau:
  + Nghi lễ chào cờ theo quy định. Thầy Hiệu trưởng nhận xét, đánh giá ngắn gọn. Riêng nội dung của đoàn đội thực hiện vào chiều thứ 3 (Sinh hoạt ngoại khoá hoặc phát thanh vào chiều thứ 2).
  + Chương trình văn nghệ, kịch…Nội dung này đoàn đội đã có kế hoạch phân công từ trước cho các lớp theo thứ tự luân phiên nhau (nhà trường có 8 lớp thì mỗi tháng 4 lớp chuẩn bị nội dung), nội dung các tiết mục văn nghệ  về chủ đề: Thầy cô, mái trường, tình bạn và gắn với các ngày lễ lớn của ngành, của đất nước, dân tộc. Kịch tập trung vào các vấn đề nóng, có tính thời sự tại địa phương, đơn vị, của dân tộc như tự tử lá ngón, tảo hôn và hôn nhân cận huyết, ngày nhà giáo Việt Nam, Thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…
  + Tổ chức trò chơi dưới dạng các câu hỏi về các môn học hoặc các ngày tháng, sự kiện lớn trong năm của dân tộc…
  + Trình bày về các vấn đề: phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường…
Trong mỗi tiết chào cờ Tổng phụ trách đội sẽ tổ chức, bố trí các tiết mục hài hoà, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Học sinh được phân công lần lượt thể hiện phần chuẩn bị của mình và cả lớp trước toàn trường. Ban đầu các em còn rụt rè, chưa tự tin nhưng dần dần đã quen và tự tin thể hiện trước toàn trường, sau mỗi tiết mục thì việc khích lệ của khán giả bằng những tràng vỗ tay lớn đã giúp các em tự tin hơn và phấn khích rất nhiều.
Chỉ cần các em đứng lên trên sân khấu thể hiện dù bài hát chưa hay, điệu múa chưa dẻo, lời thoại chưa hấp dẫn nhưng điều quan trọng nhất là các em đã chiến thắng được “chính mình”, vượt qua “cái tôi” rụt rè, thiếu tự tin.
Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần trở nên vui vẻ, dễ chịu và tạo sân chơi bổ ích cho các em bước vào một tuần học tập mới.
Screenshot 2021 12 22 204444
Học sinh trình bày về phòng chống Covid - 19

Đối với tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
          Tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm vẫn tuân thủ theo các bước quy định, bám sát chủ đề, chủ điểm nhưng lựa chọn các nội dung và hình thức tổ chức có tính sáng tạo đồng thời phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình cụ thể của nhà trường. Thực hiện lên tiết hoạt động ngoài giờ mẫu để giáo viên chủ nhiệm học tập và thực hiện tại nhà trường trong năm học 2020 – 2021 như sau:
Ví dụ: đối với lớp 6 chủ điểm tháng 3: “Tiến bước lên Đoàn” : “ Gương sáng đoàn viên ” được thực hiện như sau:
*Hoạt động khám phá (8 phút)
- Cả lớp hát vang bài hát: Anh Lý Tự Trọng.
- Dẫn chương trình (học sinh) thông qua các hoạt động sẽ thực hiện trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
* Hoạt động kết nối ( 17 phút).
- Trò chơi: Rung chuông vàng tìm hiểu về các tấm gương đoàn viên sáng. (Học sinh đọc câu hỏi, câu trả lời, câu nào cần tư vấn thêm sẽ mời giáo viên chủ nhiệm)
+ Luật chơi: Sau khi nghe câu hỏi mỗi đội dự thi có 15 giây suy nghĩ và 3 giây để đưa ra đáp án, mỗi câu đúng được 10 điểm
 Hết 7 câu hỏi ba đội chơi sẽ được trọng tài công bố đội chơi thắng cuộc, nếu đội chơi nào cao điểm nhất thì đội chơi đó sẽ được nhận 1 phần thưởng của chương trình.
 Bộ câu hỏi:
Câu 1. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày, tháng nào?
  1. 26/3/1931                                                     C.27/3/1931
  2. 28/3/1931                                                     D. 29/3/1931
(Đáp án: A)
Câu 2. Từ khi thành lập đến nay Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã trải qua mấy lần đổi tên
  1. 4 lần                                                                 C. 5 lần
  2. 6 lần                                                                 D. 7 lần
(Đáp án: 7 lần)
Câu 3. Ai là người Đoàn viên đầu tiên?
  1. Kim Đồng                                        C. Lê Văn Tám
  2.  Lý Tự Trọng                                   D. Võ Thị Sáu.
(Đáp án: B)
Câu 4. Đoạn thơ sau nói về người  nữ anh hùng nào?
                      “Người con gái trẻ măng
                        Giặc đem ra bãi bắn
                        Đi giữa hai hàng lính
                       Vẫn ung dung mỉm cười”
(Đáp án: Võ Thị Sáu)
Câu 5. Em hãy kể tên một đoàn viên  tiêu biểu trong học tập ở  trong trường mà em biết?
(Đáp án: Vàng Thị Sinh – đạt giải Nhì học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân).
Câu 6. Cho học sinh xem video giới thiệu về khẩu hiện “ 5K” và cho biết “5 K” là gì?
Đáp án:
Screenshot 2021 12 22 204840

         
  Giáo viên nhấn mạnh khẩu hiệu “ 5K” trong phòng chống dịch bệnh Covid – 19 tại trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập.
Câu 7. Giáo viên giới thiệu các tấm giương đoàn viên sáng trong học tập trên đất nước ta:
+ Nguyễn Khánh Linh- học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lam Sơn – Thanh Hoá đạt huy chương Đồng trong kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á và là nữ sinh đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á năm 2019( Ảnh 1).

+ Đôi bạn Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh, 10 năm cõng bạn đến trường, cùng nhau tham gia kỳ thi Đại học. ( Ảnh 2)
 
Screenshot 2021 12 22 204942

Ảnh 1: Đón em Nguyễn Khánh Linh – Huy chương Đồng Olympic Vật lý năm 2019.
 
Screenshot 2021 12 22 205001

Ảnh 2: Đôi bạn Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh, 10 năm cõng bạn đến trường, cùng nhau tham gia kỳ thi Đại học.
 
+ Giáo viên chiếu video về anh thanh niên Nguyễn Ngọc Mạnh đỡ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 xuống vào chiều ngày 28/2/2021 tại Hà Nội.
+ Giáo viên hỏi: Em học tập gì từ tấm gương thanh niên Nguyễn Ngọc Mạnh và đôi bạn Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh?
Hoạt động: Thực hành ( 10 phút).
Giáo viên tổ chức chơi trò chơi tiếp sức trong thời gian (5 phút) (chỉ ra 5 việc nên làm và 5 việc không nên làm).
+ Tổ chức 2 đội chơi: mỗi đội 05 thành viên.
+ Luật chơi:
Lần lượt từng người trong 2 đội chơi lên bảng ghi vào hai cột đã cho sẵn, việc nên làm  và việc không nên làm (Mỗi người lên ghi một việc nên làm và một việc không nên làm). Khi nào bạn mình về hàng thì bạn khác mới được lên, nếu bạn nào lên trước đội đó sẽ phạm luật trừ 2 điểm, ghi đúng mỗi từ các bạn được tính 1 điểm. Chúng ta sẽ chơi trong 5 phút.
+ Hết 5 phút, giáo viên chấm điểm của hai đội, tuyên bố đội chiến thắng.
Screenshot 2021 12 22 205258

Trò chơi tiếp sức
 
Hoạt động vận dụng: ( 10 phút)
Qua việc tìm hiểu các tấm gương đoàn viên sáng, bản thân em cần phải làm gì để phấn đấu trở thành người Đoàn viên trong tương lai?
+ Học sinh ghi nội dung trả lời ra giấy, giáo viên chiếu câu trả lời của một số học sinh. Sau đó, chốt lại các việc học sinh cần làm để phấn đấu trở thành đoàn viên sáng trong tương lai.
  • Giáo viên cho học sinh hát tập thể bài: Đội ta lớn lên cùng đất nước.
Qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp này, học sinh lớp 6 sẽ được tìm hiểu về các tấm gương đoàn viên tiêu biểu của đất nước, tại địa phương, nhà trường trong thời chiến tranh và thời bình qua hình thức các trò chơi, làm việc nhóm.
Điều quan trọng trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp này là học sinh đóng vai trò điều hành, tổ chức hoạt động còn giáo viên giữ vai trò hỗ trợ, cố vấn. Trong mỗi hoạt động, giúp các em tự tin hơn, dần dần hình thành các kỹ năng cơ bản trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động trước cả lớp, các em thấy được vai trò của mình trong mỗi hoạt động nên sẽ cố gắng hoàn thành tốt. Đây là môi trường để  các em rèn luyện thường xuyên. Sau mỗi tuần giáo viên phân công học sinh khác lên điều hành hoạt động, như vậy học sinh đều được rèn luyện và trưởng thành hơn.
Đối với tiết sinh hoạt lớp cuối tuần học:
Khác với tiết sinh hoạt mang tính chất hành chính mà đã số các giáo viên chủ nhiệm vẫn làm, tôi mạnh dạn chỉ đạo giáo viên đổi mới tiết sinh hoạt như sau:
+ Tổ chức tiết sinh hoạt thành một sân chơi bổ ích, nơi các em được thể hiện khả năng của bản thân, được tham gia vào xây dựng kế hoạch và được học hỏi thêm nhiều kiến thức thông qua các trò chơi bổ ích, được giáo dục các kỹ năng sống cần thiết giúp học sinh ứng phó được với các tình huống sảy ra trong cuộc sống.
+ Ví dụ: Tiết sinh hoạt tuần 29 lớp tại lớp 8C2 được tổ chức như sau:
Nội dung các hoạt động thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá hoạt động tuần 29 (10 phút).
-Lớp trưởng nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp: Đạo đức – tác phong, học tập, các hoạt động khác.
- Ý kiến góp ý, bổ sung của các thành viên trong lớp.
- Lớp trưởng đưa ra những tồn tại mà lớp mắc phải trong tuần 29, lấy ý kiến về cách khắc phục các tồn tại. Lớp trưởng xin ý kiến tư vấn của giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm khái quát lại các ưu, nhược điểm lớn, nổi bật trong tuần 29.
Hoạt động 2: xây dựng phương hướng hoạt động tuần 30 (10 phút).
-Giáo viên tổ chức lớp thành 8 nhóm, hoạt động nhóm trong 4 phút: thảo luận các hoạt động cần làm về đạo đức – tác phong, học tập, các hoạt động khác trong tuần 30.
+ Đại diện nhóm 2 báo cáo, các nhóm khác bổ sung. Các nhóm đổi chéo kết quả  và chấm điểm cho nhóm bạn.
- Giáo viên chủ nhiệm chiếu bản phương hướng các hoạt động trong tuần 30, đối chiếu, yêu cầu các nhóm bổ sung những nội dung còn thiếu cho nhóm bạn, giáo viên chủ nhiệm chốt các nội dung cần hoạt động trong tuần 22, tổng hợp kết quả làm việc nhóm, tuyên dương, khích lệ các nhóm làm tốt, động viên các nhóm chưa làm tốt.
Screenshot 2021 12 22 205353

Ảnh: Học sinh trình bày kết quả làm việc nhóm
Hoạt động 3: Giáo dục kỹ năng sống và trò chơi. (25 phút).
*Trò chơi: Rung  chuông vàng.
+ Luật chơi: Ban tổ chức sẽ có 10 câu hỏi, sau khi nghe câu hỏi mỗi đội chơi có 15 giây suy nghĩ và 3 giây để đưa ra đáp án, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai sẽ không được điểm.
+ Khi chưa có tín hiệu trả lời,đội nào giơ tay trước coi như phạm quy câu trả lời sẽ giành cho 2 đội còn lại.
+ Hết 10 câu hỏi ba đội chơi sẽ được trọng tài công bố đội chơi thắng cuộc, nếu đội chơi nào cao điểm nhất thì đội chơi đó  sẽ được nhận 1 phần thưởng của chương trình.
  • Bộ câu hỏi sử dụng trong trò chơi:
Câu 1. Nhiệm vụ chính của học sinh khi đến trường là gì?
(Đáp án: Học tập).
Câu 2. khi bạn cùng phòng ốm em sẽ
  1. quan tâm, động viên bạn.                            C. mặc kệ bạn.
  2. không nói chuyện với bạn                           D. nghĩ là bạn giả vờ ốm.
(Đáp án: A).
 Câu 3. Khi ở trường có bạn nam động chạm vào chỗ nhạy cảm trên cơ thể của em, em sẽ
  1. thấy xấu hổ.                                                 C. không nói với ai
  2. báo với thầy cô giáo                                    D. khóc.
(Đáp án: B)
Câu 4. Hành động nào dưới đây không phải là hành động bảo vệ môi trường:
  1. vệ sinh lớp hàng ngày.                               C. vứt rác bừa bãi
  2. trồng cây xanh                                           D. khơi thông rãnh nước.
(Đáp án: C)
 Câu 5: Tác giả của bài “Quốc ca” là ai?
(Đáp án: Văn Cao).
Câu 6. Gần đây, em thấy các bạn nam trong lớp thường xuyên sử dụng điện thoại chơi điện tử, em sẽ
  1. để các bạn tự do chơi                      C. khuyến khích các bạn chơi
  2. chơi cùng các bạn                            D. báo với thầy cô giáo chủ nhiệm
(Đáp án: D).
Câu 7. Giờ học kết thúc, các bạn đã ra về hết, em thấy các thiết bị điện trong lớp vẫn hoạt động em sẽ làm gì?
          (Đáp án: tắt các thiết bị điện và báo với thầy(cô) giáo chủ nhiệm)
         Câu 8. Nếu phát hiện có bạn trong phòng ăn lá ngón sem sẽ:
  1. tụ tập các bạn lại xem                     C. báo với thầy (cô) giáo
  2. mặc kệ bạn                                      D. đứng nhìn bạn  và sợ hãi
(Đáp án: C)
 Câu 9. Cho biết số điện thoại của tổng đài chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam ?
  1. 115                                                   C.113
  2. 111                                                    D.000
(Đáp án: 111)
Câu 10. Nếu phát hiện trong lớp có hai bạn đang có tình cảm với nhau em sẽ
  1. mặc kệ các bạn                              C. kể xấu các bạn với người khác
  2. tâm sự với thầy (cô) giáo.             D. phê bình các bạn trước lớp.
(Đáp án: B).
Screenshot 2021 12 22 205457

Ảnh: Chơi trò chơi
*Giáo dục kỹ năng sống qua video hay những câu chuyện trong thực tế:
 - Giáo viên đưa ra vấn đề về: nạn tự tử lá ngón, chiếu cho học sinh đoạn phim tài liệu “Ma ngón” – tác phẩm phim tài liệu đạt giải vàng của tỉnh Yên Bái.
 - Sau khi xem phim xong, đưa ra các câu hỏi:
+ Nguyên nhân của tình trạng tự tử lá ngón?
+ Cách hạn chế tình trạng tự tử lá ngón?
+ Bản thân em là người dân tộc Mông, qua xem phim em có suy nghĩ gì về nạn tự tử lá ngón?
Qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh được tạo cơ hội để thể hiện khả năng, ý kiến của mình trước đám đông. Đồng thời phát hiện bồi dưỡng học sinh có khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em. Giáo dục cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết giúp các em thêm tự tin và không còn rụt rè, sợ hãi khi đứng trước đám đông và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Thứ hai, lựa chọn và tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế.
Mục đích của hoạt động này là: để giúp các em rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành. Đồng thời, rèn luyện các kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử, các kỹ năng sống cần thiết với công việc trong môi trường tập thể, trong cuộc sống hàng ngày. Tạo cơ hội cho các em thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh.
Nội dung: Lựa chọn các nội dung phù hợp với văn hoá, thế mạnh của học sinh tại nhà trường như: các hoạt động văn hoá dân gian của dân tộc Mông như trang phục, trò chơi dân gian, những hoạt động sáng tạo phù hợp với khả năng và độ tuổi của học sinh: thiết kế trang phục bằng vật liệu có sẵn tại địa phương, trải nghiệm làm nến thơm…
Cách tiến hành:
+ Lựa chọn hoạt động.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện ( thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức, lực lượng tham gia, nguyên vật liệu, dự kiến sản phẩm thu được).
+ Tổ chức thực hiện.
+ Đánh giá,rút kinh nghiệm.
*Ví dụ minh hoạ hoạt động: học sinh làm nến thơm (Vật lí 6: Bài sự nóng chảy và đông đặc):
Hoạt động: Làm nến thơm.
 Dụng cụ cần chuẩn bị: sáp nến, cốc thuỷ tinh, kiềng, đèn cồn, dụng cụ lấy sáp, sáp màu, tinh dầu tràm (sả, quế..), khuân nến, bấc nến, hai tấm vải dày để đổ nến ra khuân, đĩa trang trí sản phẩm…(dùng cho 8 nhóm).
 Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm 2 bàn).
+ Bước 1: Cho cốc thuỷ tinh lên kiềng, lấy lượng sáp vừa phải bỏ vào cốc, đổ nước ngập sáp.
+ Bước 2: Cho đèn cồn đã cháy dưới kiềng đun cho sáp nóng chảy.
+ Bước 3: Cho sáp màu và tinh dầu vào đun khoảng 1 phút, dùng que khấy đều.
+ Bước 4: Dùng que buộc bấc vào để giữa khuân và đổ sáp nến đã nóng chảy vào.
+ Bước 5: Cho khuân nến vừa đổ vào bát đá để nhanh đông đặc.
+ Bước 6: Trang trí sản phẩm và dùng bật lửa đốt nến.
+ Bước 7: Các nhóm sẽ thuyết trình về quá trình tạo ra sản phẩm nến thơm, tác dụng và thông điệp muốn gửi đến mọi người.
       *Hoạt động trải nghiệm văn hoá dân gian: Giã bánh Dày và ném Pao:
            Cách tiến hành:
          Bước 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động
+ Gồm hai hoạt động: Ném Pao và Thi giã bánh Dày, phân công cho các lớp lựa chọn các thành viên tham gia theo số lượng quy định; chuẩn bị dụng cụ ( Pao, cối giã bánh Dày, trõ đồ xôi, dụng cụ trưng bày sản phẩm), nguyên vật liệu ( Gạo nếp thơm, trứng gà, lá dong xanh, dầu ăn).
+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Hoạt động 1: Thi giã bánh Dày: Dẫn chương trình là học sinh của trường.
+ Các đội chuẩn bị dụng cụ, vật liệu sẵn sàng tham gia.
+ Công bố danh sách ban giám khảo.
+ Thời gian thực hiện 15 phút ( Các đội được chuẩn bị sẵn cơm nếp).
+ Các đội trưng bầy sản phẩm. Thuyết minh sản phẩm (Cách làm, ý nghĩa và ứng dụng trong cuộc sống, cách giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc Mông).
Screenshot 2021 12 22 205541

Sản phẩm của đội giải nhất thi Giã bánh Dày
Hoạt động 2: Ném Pao.
+ Tổ chức học sinh xếp thành hàng đôi phù hợp với khuân viên nhà trường.
+ Học sinh mời các thầy cô giáo, đại biểu khách mời tham dự cùng.
+ Mở nhạc phù hợp với hoạt động.
Học sinh khi được tham gia các hoạt động vốn là văn hoá của dân tộc mình sẽ tự tin hơn vì các em hiểu, thường xuyên tiếp xúc nên sẽ tự tin tham gia và thể hiện trước đám đông. Việc tạo cho các em những sân chơi bổ ích góp phần rèn luyện kỹ năng tự tin trước mọi người, tạo cơ hội giao lưu và học tập lẫn nhau.
Screenshot 2021 12 22 205559

Học sinh  ném Pao cùng các thầy cô giáo và các bạn trong trường
3.Những kết quả đạt được (những minh chứng, số liệu so sánh.
 Kết quả khảo sát sau nghiên cứu: Tổng số: 238 học sinh.
Các nội dung Khối 6 (67hs) Khối 7
(67 hs)
 
Khối 8
(60 hs)
 
Khối 9
(44 hs)
 
Tổng số HS
(Số lượng,tỉ lệ %)
Số học sinh tự tin thể hiện 1 vấn đề trước đám đông 20 19 17 21 77 = 32,4 %
Số học sinh  ít thể hiện trước đám đông 32 34 32 13 111 = 46,6 %
Số học sinh không dám thể hiện trước đám đông, gọi lên không nói được 15 14 11 10 50 = 21,0 %
Qua kết quả khảo sát sau khi áp dụng giải pháp đã có sự chuyển biến tích cực hơn. Cụ thể như sau:
Tỉ lệ học sinh tự tin thể hiện một vấn đề trước đám đông tăng 21,5 %
 ( trước nghiên cứu 10,9 %); Tỉ lệ học sinh ít thể hiện trước đám đông đạt 46,6 % (tăng 14,7 % so với trước nghiên cứu); Tỉ lệ học sinh không dám thể hiện trước đám đông giảm 36,2 %( So với trước nghiên cứu). Như vậy, giải pháp áp dụng đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực và khả quan hơn so với khi chưa áp dụng.
Phần III
KẾT LUẬN
1.Hiệu quả mang lại khi thực hiện đề tài.
Trong phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện sáng kiến: “ Giải pháp giáo dục kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông cho học sinh khối THCS trường PTDTBT – TH và THCS Tân Lập” tại nhà trường đã bước đầu hình thành và củng cố thêm kỹ năng  thể hiệntự tin trước đám đông cho học sinh.
Giải pháp khi áp dụng vào thực tế nhà trường thấy rằng: học sinh rất hứng thú và nhiệt tình tham gia, nhiều em đã từ chỗ trước đây rụt rè, nhút nhát, sợ đứng trước đám đông, không dám hoặc không thể trình bày một vấn đề hoặc tham gia hoạt động trước mặt mọi người thì sau thời gian tham gia các giải pháp mới đã mạnh dạn hơn, bước đầu đã dám đứng lên trình bày ý kiến, tham gia hoạt động cùng nhóm bạn, có thể ý kiến hoặc phần trình bày của các em chưa xuất sắc, chưa đạt yêu cầu đặt ra nhưng đó cũng là thành công đáng ghi nhận và kích lệ, là động lực, tiền đề để các em phát triển hơn. Khi được hỏi thì các em chia sẻ: “ Các hoạt động nhà trường tổ chức gần gũi, các em rất thích và tham gia thấy rất vui”.
          Trong sáng kiến này, với khoảng thời gian thực hiện trong vòng một năm học không thể làm thay đổi một cách chóng mặt là tất cả học sinh từ chỗ không dám thể hiện trước đám đông giờ tất cả đều  thể hiện tự tin trước đám đông. Đó là điều không tưởng và không khả thi. Nhưng nhìn mặt bằng chung đa số các em mạnh rạn hơn và các hoạt động đưa ra đều gắn với vai trò trách nhiệm của các em nên các em đều cố gắng  cũng thể hiện được phần nào các nội dung cần đạt.Trong mỗi hoạt động có thể sản phẩm của các em tạo ra chưa hoàn hảo và đẹp như sản phẩm trên thị trường nhưng điều quan trọng là các em dám thể hiện khả năng của mình trước các bạn, trước thầy cô giáo.
Dù một sự thay đổi, một chuyển biến nhỏ mang chiều hướng tích cực cũng đều đáng ghi nhận. Nếu kiên trì và quyết tâm tiếp tục phát triển đối với các năm học tiếp theo thì kết quả sẽ khả quan và kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông của học sinh sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua các hoạt động sẽ phát hiện các nhân tố tích cực để bồi dưỡng và phát triển và là cơ sở để hướng nghiệp nghề trong tương lai cho các em.
2. Ý  nghĩa, dự đoán những vấn đề sẽ nảy sinh, những kiến nghị (nếu có).
Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự tin thể hiện trước đám đông cho học sinh mang một ý nghĩa rất lớn, tạo tiền đề và trang bị cho các em những kỹ năng mềm trong cuộc sống để ứng phó với các tình huống sảy ra trong cuộc sống để sinh tồn và phát triển.
Vấn đề nảy sinh là trong khi tổ chức các hoạt động để giáo dục kỹ năng tự tin thể hiện trước đám đông là có những học sinh gặp các vấn đề khó khăn như: khả năng hạn chế về vốn từ, quá mặc cảm, tự ti, học sinh khuyết tật về nghe, nói hoặc hoàn cảnh gia đình quá nghèo, gia đình có vấn đề hoặc bị khiếm khuyết một phần nào đó trên cơ thể khiến các em không thể tham gia hoạt động hoặc tham gia cũng không cải thiện được gì. Đây cũng là vấn đề nảy sinh mà tôi gặp phải trong quá trình nghiên cứu sáng kiến.
Với những vấn đề nảy sinh trên, tôi mạnh rạn có một số kiến nghị sau đây:
+ Vẫn tạo cơ hội cho các em tham gia hoạt động cùng để các em hoà nhập với môi trường học đường tại nhà trường, tạo không khí vui vẻ cho các em.
+ Lựa chọn các hoạt động cải thiện năng lực ngôn ngữ, giúp các em tự tin hơn, giáo dục học sinh phải đoàn kết, thương yêu và không xa lánh bạn dù nhà bạn nghèo, bạn bị khuyết tật hay bố mẹ ly hôn, phạm tội…để các học sinh yếu thế hoà đồng và thân thiện hơn.
+ Tạo cơ hội cho học sinh giao lưu với xã hội bên ngoài đặc biệt là các môi trường giáo dục, môi trường sống tốt hơn, tham gia các hoạt động để các em không cảm thấy khoảng cách về dân tộc, trình độ, văn hoá…Tạo cơ hội cho các em hoà nhập và có khát vọng về tương lai tốt đẹp hơn.
Phần IV
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (nếu có)
1.Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở. Tác giả: Trương thị Hoa Bích Dung. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
2.Những kỹ năng sống dành cho học sinh trung học cơ sở. Tác giả: Hùng Lân, nhà xuất bản Dân trí.
 
                                                      Háng Lìa, ngày 20 tháng 04 năm 2021
                                                                         NGƯỜI VIẾT
 
 
 
                                                     
                                           Trần Thị Vân Anh

PHỤ LỤC
1.Phiếu khảo sát học sinh trước và sau khi nghiên cứu:
Chọn đáp án phù hợp nhất với em trong các câu sau đây:
Câu 1: Trong tiết chào cờ đầu tuần, nếu được mời lên hát tặng thầy cô và các bạn em sẽ
  1. lên hát ngày                               B. chỉ lên khi thuộc bài hát em thích.
  2. không dám lên                            D. lên nhưng không hát được.
Câu 2. Tổ em được phân công chuẩn bị một tiết mục kịch về “ Tảo hôn” em sẽ:
  1. hào hứng tham gia                    B. từ chối không tham gia
  2. sợ hãi vì lo lắng                         D. không thể làm được trước đám đông
Câu 3. Trong tiết sinh hoạt lớp em được giao trình bày ý kiến về cách khắc phục hiện tượng không học bài, em sẽ:
  1. chuẩn bị  ý kiến nhưng không trình bày được vì ngại mọi người.
  2. đứng trước cả lớp không thể nói được
  3. hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  4. trình bày ý kiến nhưng chưa tự tin.  
Câu 4.  Trong buổi chào có nội dung của “Câu lạc bộ Văn học” câu hỏi đưa ra em biết rõ đáp án, em có tự tin đứng lên trả lời câu hỏi không?
A. Có                                                     B. Không
C. Nếu gọi nhiều lần em sẽ lên             D. Muốn lên nhưng ngại
Câu 5. Lớp em tham gia thi kịch về “ Tự tử lá ngón” em được giao một nhân vật trong vở kịch, khi lên sân khấu em sẽ:
A. diễn nhưng luôn rụt rè            
B. diễn tốt nhân vật được phân công
C. không thể nói lưu loát lời thoại 
D. diễn không tự tin vì sợ các bạn cười
2. Phiếu điền việc nên làm, không nên làm (Trò chơi tiếp sức” tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 
STT Việc nên làm Việc không nên làm
1    
2    
3    
4    
5    
 
 

Tác giả bài viết: Trần Thị Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
9D1 1
9D2 2
6A1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay249
  • Tháng hiện tại3,088
  • Tổng lượt truy cập97,342
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính